Lactic Acid là gì? Công dụng của Lactic Acid đối với da là gì?
Lactic Acid là một loại axit có tác dụng tẩy tế bào chết tương tự như BHA, vậy em axit này có gì khác biệt so với BHA?
Tóm Tắt Nội Dung
Lactic Acid là gì?
Lactic Acid là một axit hữu cơ, là một thành phần chống nhăn và chống nám cho da có trong sản phẩm chăm sóc da không kê đơn và phương pháp điều trị chuyên nghiệp.
Lactic Acid thuộc về nhóm thành phần chống lão hóa được gọi là axit alpha-hydroxy (AHA). Một vài axit khác cũng thuộc về nhóm AHA như: axit glycolic và axit citric.
Trong tự nhiên, Lactic Acid có nguồn gốc trong sữa, mặc dù Lactic Acid trong các sản phẩm chăm sóc da ngày nay được sản xuất tổng hợp.
Lý do Latic Acid được ưa chuộng sử dụng bởi hai lí do chính:
- thứ nhất, đây là một trong những loại axit có tác dụng hiệu quả rõ rệt trên da nếu được sử dụng thường xuyên
- thứ hai, đây là một loại axit lành tính, nhẹ khi sử dụng chăm sóc da.
Công dụng của Lactic Acid trong quá trình chăm sóc da
Cơ chế hoạt động của Lactic Acid
Như đã đề cập ở trên Lactic Acid là gì có giải thích rằng: Lactic Acid được sử dụng để tẩy tế bào chết cho da, còn giúp loại bỏ các tế bào cũ, xỉn màu nằm trên bề mặt da và cơ chế hoạt động của nó là:
- Như một chất kích thích tăng tốc độ luân chuyển từng tế bào da để chúng tự tái tạo colagen, hình thành các tế bào mới trên da nên làn da của bạn trở nên mịn màng, mềm mại hơn.
- Lactic acid làm bong tróc bề mặt da đó là lý do vì sao lactic acid có thể làm mờ dần các đốm trên da, da bị xỉn màu, các vết sẹo do mụn gây ra
Ngoài ra lactic acid còn giúp kiểm soát dầu, ngăn việc bị tắt lỗ chân lông. Lactic Acid giúp cải thiện yếu tố độ ẩm tự nhiên của da, hoặc cách da giữ nước. Về cơ bản, Lactic Acid giúp giữ ẩm cho da và không tạo cảm giác khô da.
Một số lưu ý khi sử dụng Lactic Acid
Khi bạn bắt đầu sử dụng lactic acid, bạn phải chắc chắn da sẽ được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
Và không chỉ trong quá trình bạn sử dụng lactic acid, một số nghiên cứu cho thấy độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời có thể kéo dài trong hai tuần sau khi bạn ngừng sử dụng sản phẩm.
>> Xem thêm: Tia UV là gì? Có tác hại và lợi ích gì?
Nên sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn hàng ngày để bảo vệ làn da của bạn khỏi bị cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời. Nếu không, việc bạn đang cố gắng cải thiện làn da (như vết thâm và nếp nhăn) càng kéo dài thời gian lâu hơn
Tác dụng phụ của Lactic acid
Bên cạnh sự nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Lactic Acid cũng có thể gây kích ứng da, sẽ có một số hiện tượng như: mẩn đỏ, khô, ngứa da, bong tróc, sưng nhẹ.
Việc da bị đỏ nhẹ, nóng rát và ngứa là điều bình thường nếu như lần đầu bạn sử dụng sản phẩm này, miễn là trong khoảng sau 4 tiếng hiện tượng đó không còn nữa thì da bạn vẫn đang ổn. Còn nếu hiện tượng kéo dài lâu thì bạn nên rửa sạch và không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào sau đó nữa.
Lưu ý cuối cùng việc sử dụng Lactic acid
Dù đây là một loại axit nhẹ nhất trong các loại axit alpha hydroxy (AHA), bạn vẫn nên cẩn thận khi sử dụng em nó. Khi bắt đầu sử dụng hãy sử dụng sản phẩm có nồng độ nhẹ nhất, kéo giãn khoảng thời gian sử dụng. Theo dõi làn da của bạn cẩn thận khi có bất kì dấu hiệu kích ứng nào, đặc biệt là ở những làn da dễ bị nhạy cảm.
Nếu bạn đang điều trị da theo thuốc của bác sĩ thì bạn nên tham khảo ý kiến trước khi đưa sản phẩm này vào chu trình dưỡng da của mình.
Sự khác nhau giữa Salicylic Acid và Lactic Acid
Đều là hai loại tẩy tế bào chết, nhiều người vẫn nhầm lẫn về công dụng của hai loại axit này, dưới đây là một số cách để phân biệt hai loại axit này để bạn có thể lựa chọn loại sản phẩm phù hợp cho mình nhé ??
- Cách thâm nhập vào da: cả hai loại axit này đều có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, tuy nhiên BHA có thể thâm nhập sâu hơn vào bên trong làn da.
- Sự hòa tan: Lactic Acid tan trong nước thì Salicylic Acid tan trong dầu nên dễ dàng đi sâu vào bên trong lỗ chân lông, bã nhờn.
- Độ nhạy cảm: tuy hai loại axit này đều cần sử dụng kem chống nắng, tuy vậy Lactic Acid lại có độ nhạy cảm với nắng cao hơn so với BHA nên cần phải che chắn thêm khi ra ngoài ban ngày nắng gắt. Trên thực tế, BHA có một số tác dụng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
>> Xem thêm: Salicylic Acid là gì? Công dụng của Salicylic Acid đối làn da