Life.StylePhim

Review “Vợ Ba”: Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị “vùi dập” tại nước nhà?

Liên hoan phim Cannes vừa diễn ra cũng là đợt "The Third Wife" bắt đầu được công chiếu tại nước nhà. Mình là một trong số những người "ăn may" có cơ hội được tận mắt xem bộ phim này ở rạp trước khi bị dừng chiếu trên toàn quốc.

Trong thời gian này, chúng mình chắc hẳn không lạ lẫm gì với những tin như “Diễn viên đóng những cảnh nhạy cảm chỉ mới 13 tuổi” đã trở thành tranh luận gay gắt trên báo chí và các diễn đàn xã hội. Phim cũng thì đã ngừng chiếu sau 2 ngày ra rạp. Có người khen tới tấp nhưng cũng có những ý kiến “vùi dập” tả tơi không thương tiếc. Nghệ thuật đương nhiên sẽ có tranh luận, có bất đồng quan điểm. Vì vậy, những review hay ý kiến chỉ là chủ quan mà thôi. Và sau đây cũng là review cá nhân mình và không mang tính khách quan :-).

Số phận gò bó trong 4 bức tường nhà của người phụ nữ phong kiến Việt Nam

 Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” – Ảnh: Internet

Vợ Ba” là chuyện kể về mảnh đời của Mây – một cô bé chỉ mới 13 tuổi nhưng đã trở thành người vợ thứ ba của một trọc phú trong vùng. Chồng mới cưới của Mây đã có 2 người vợ và 4 người con. Thậm chí, con trai cả còn lớn tuổi hơn cả “mợ” Mây. Cô bé Mây bé bỏng còn ngây thơ, trong sáng bỗng chốc bị kéo vào cuộc sống của những con người khác trong gia đình này.

Sống chung với cô còn là người vợ cả và vợ hai của người chồng. Khi theo dõi phim, chúng ta có thể cảm nhận rõ được những nét phong kiến cổ hủ cực kì đúng với những câu thơ của Hồ Xuân Hương “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.

Không tình yêu, không quen biết, cô bé 13 tuổi bị lôi vào trong cuộc sống chung chồng “bằng mặt mà không bằng lòng” của vợ cả. Bị lôi vào những bí mật đen tối của người vợ hai. Hay thậm chí cả những ham muốn, tò mò của tuổi mới lớn.

“Vợ Ba” không quá thiên về sự tranh đấu trong gia đình như trong những phim thâm cung bí sử. Bộ phim của đạo diễn Nguyễn Phương Anh tập trung khai thác những yếu tố liên quan đến tâm sinh lý và tình dục nhiều hơn. Khán giả sẽ thấy được những chuyến biến của Mây từ một cô bé trở thành một người phụ nữ. Cô cũng có những tò mò khi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đời sống tình dục để làm thỏa mãn người chồng mới cưới của mình. Không có quyền chọn thời điểm trưởng thành – đây chính là số phận của Mây, cũng như của đa số người con gái trong giai đoạn phong kiến cổ hủ.

Chậm rãi mà sâu cay khi nhìn vào xã hội xưa

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Không dồn dập, nhiều tranh đấu như các phim cuộc chiến thâm cung, “Vợ Ba” vẫn khiến người xem không thể rời mắt – Ảnh: Internet

Không chỉ nhìn bộ phim từ góc nhìn của những người phụ nữ, “Vợ Ba” còn cho người xem thấy được cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn đến từ tất cả những nhân vật trong phim qua từng câu thoại ít ỏi được sắp xếp đầy ẩn ý.

Phim cho thấy sự đánh giá về xã hội của mỗi người mỗi khác nhau qua góc nhìn khác nhau của cả ba người vợ, góc nhìn của người già qua nhân vật cụ ông và bà Lao. Góc nhìn của Sơn về một xã hội đảo điên, trói buộc qua cuộc đời của chính cậu. Khi cậu thậm chí còn không được lấy người mình yêu, khi cậu bị trói vào một cuộc hôn nhân sắp đặt với người chưa bao giờ gặp mặt. Hay như số phận nhỏ bé của vợ Sơn – không được nhà cha mẹ nhận về, không được chồng chấp nhận.

Nhịp phim diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng kết hợp với bầu không khí âm u, mờ ảo của màn sương và vùng rừng núi. “Vợ Ba” đã mang đến cho khán giả hình ảnh ẩn dụ người phụ nữ thời phong kiến như một con tằm, bị vây chặt trong kén và không cách nào có thể thoát ra được. Cuối cùng, con tằm kết thúc cuộc đời mình trong nồi nấu kén, cũng như thân phận của họ. Ở đó họ chỉ biết tìm cách cố gắng thỏa mãn chính bản thân mình, cố gắng tìm kiếm một chút hơi ấm để bám víu vào và tiếp tục sống. Một cuộc sống không mục đích, không ý nghĩa. Nhưng dù có vùng vẫy thế nào đi chăng nữa thì số phận họ vẫn chỉ như bèo nước không nơi bến đậu.

Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy

Một vấn đề không mới cũng chẳng cũ. Hôn nhân sắp đặt cho “môn đăng hộ đối” hay “hợp tuổi” vẫn là một vấn đề tồn tại cho đến tận ngày nay, không chỉ riêng thời phong kiến. Nếu như nhắc đến hôn nhân sắp đặt trước, chúng mình thường nghĩ ngay tới người con gái bị gả đi cho một gia đình khác phải không? Nhưng điều mọi người thường bỏ sót chính là cảm xúc của chàng trai bên chồng. Người chồng mới cũng phải chịu đựng áp lực và đau đớn không thua gì người phụ nữ.

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Đau đớn và bế tắc – Sơn cho chúng ta một cái nhìn khác về số phận người đàn ông thời phong kiến – Ảnh: Internet

Phim lấy Sơn là hình tượng rõ ràng của việc ép hôn. Anh bị đặt vào một cuộc hôn nhân không mong muốn và bị bắt lấy một cô bé mà mình không hề yêu, bị ràng buộc vào những gánh nặng mà không thể chối bỏ. Đây chính là điểm làm “Vợ Ba” đặc biệt hơn nhiều. Các góc nhìn đa chiều của mọi nhân vật đều phản ánh lên nhiều thực tế đau lòng mà cả người phụ nữ lẫn người đàn ông phải chịu đựng trong xã hội phong kiến. Phim đã thực sự kiến người xem phải bất ngờ vì cách dụng ý quá khéo léo từ đạo diễn.

Khéo léo, đẩy ẩn ý

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Mây trong đêm tân hôn với người chồng mới cưới – Ảnh: Internet

Điều gây tranh cãi nhất phim chính là “cảnh nóng” của cô bé Mây (khi đó đang 13 tuổi). Tuy vậy, mình đánh giá đây là cảnh rất khéo và không hề dung tục một chút nào hết. Cái sự ngây ngô, trong sáng của Mây trong đêm tân hôn thực sự đắt giá. Nó như một minh chứng cho bước ngoặt dần dần trở thành một người phụ nữ của em. Phần hình ảnh của “Vợ Ba” được lựa chọn rất tốt với những góc quay được tính toán tỉ mỉ nhằm khắc họa chân thực nhất đời sống tình dục của các nhân vật trong phim. Những cảnh nửa kín nửa hở được hoán đổi liên tục, kết hợp với âm thanh, âm nhạc lúc trầm lúc bổng càng góp phần mang đến sự chân thực cho tác phẩm. Cả hai yếu tố này chính là điểm xuất sắc nhất của Vợ Ba.

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Phim cho thấy sự đánh giá về xã hội của mỗi người mỗi khác qua góc nhìn của cả ba bà vợ – Ảnh: Internet

“Vợ Ba” không làm cho người ta phải xót xa, phải quá thương cảm cho những người phụ nữ trong phim. Câu chuyện của “Vợ Ba” càng vào sâu lại càng đi xa khỏi hướng đi đã cũ khi nói về cuộc đời của người phụ nữ phong kiến, cao trào một cách rất nhẹ. Hình ảnh người phụ nữ tuyệt nhiên chỉ khổ, chứ không đáng thương hại. Họ vì chồng, vì con, vì gia đình mà bận bụi có lúc quên đi cả bản thân mình.

Một hình ảnh làm mình nhớ mãi đó chính là cảnh bé Liên cắt phang đi mái tóc dài của mình đi, vì em muốn… làm con trai. Em không muốn khổ giống như mợ Mây, giống như người mẹ của mình. Trong suy nghĩ ngây ngô của em, cắt tóc ngắn giống con trai là em đã trở thành con trai rồi. Thực sự rất đau xót!

Diễn xuất hút hồn của dàn diễn viên

Những người phụ nữ, những người vợ trong phim mang trong mình một vẻ đẹp không thể không cảm thán:

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Hình ảnh người vợ cả trong phim- Ảnh: Internet

Trần Nữ Yên Khê – người phụ nữ mang vẻ đẹp thuần Giao Chỉ, rất Việt Nam: gò má cao, gương mặt sắc sảo, quá hạp cho vai người vợ cả đầy kinh nghiệm và từng trải.

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Người vợ hai xuất hiện trong phim – Ảnh: Internet

Maya: vẻ đẹp khiến cả rạp sững sờ, đúng chất đàn bà đất kinh kì, một lựa chọn xuất sắc, không thể thay thế!

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Và người vợ ba – Ảnh: Internet

Trà My: Đảm nhận vai chính của phim, Nguyễn Phương Trà My vai Mây đã có màn thể hiện khá ấn tượng khi truyền tải cảm xúc nhân vật thông qua ánh mắt và cử chỉ hồn nhiên của mình. Bỏ qua hết tranh luận về em, thì đây là tài năng mà điện ảnh Việt Nam “có không giữ, mất đừng tìm”. Bắt đầu bộ phim bằng ánh mắt ngây thơ, sau dần cuộc đời của của Mây đã khiến ánh mắt đó dần trở thành ánh mắt của đố kị và khủng hoảng.

Không chỉ vậy phim còn quy tụ rất nhiều diễn viên ưu tú khác. Mỗi người một phía nhìn phiến diện nhưng từng hành động của họ trong phim đều chân thực một cách đáng kinh ngạc. Họ lựa chọn một cách diễn mộc mạc, thôn quê và rất tròn vai. Bằng một cách nào đó, phim đã khai thác tuyến nhân vật triệt để dù phần lời thoại rất ít, chỉ chiếm 1/4 phim thôi.

Tải phim vợ ba ở đâu?

Bạn có thể tham khảo trang web tải phim phổ biến tại link này đây: https://phim.didibkk.com/movies/the-third-wife/

Kết

Review "Vợ Ba": Bộ phim gây tiếng vang quốc tế nhưng lại bị "vùi dập" tại nước nhà?
Vợ Ba khá kén khán giả xem phim, vậy nên có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra đánh giá chất lượng bộ phim – Ảnh: Internet

Tóm lại, sáng tác không bao giờ hoàn hảo. Nó đòi hỏi người xem, người sử dụng đặt nó trong một cái nhìn công bằng và sẽ là nực cười nếu cho rằng ai cũng phải có cảm nhận giống nhau. Mọi sáng tác đều có ý kiến trái chiều và phải chấp nhận điều đó. Vì thế ta hãy hiểu về cảm nhận của cá nhân, dành sự tôn trọng cho cảm nhận của những người khác và hãy tranh luận dựa trên thái độ đó.

Diệu Mỹ

- Tên: Bảo Dung - Nickname: Diệu Mỹ - Cung hoàng đạo: Song Ngư - Em là con thuyền nhỏ, chưa vào sóng đã chìm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Hình ảnh / video tối đa: 10 MB.
Bạn được phép chọn: hình ảnh, âm thanh, video.
Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.

Back to top button

Phát hiện Adblock

Vui lòng xem xét hỗ trợ tụi mình bằng cách vô hiệu hóa trình chặn quảng cáo (Adblock) của bạn