Khỏe & ĐẹpLàm Đẹp

CosDNA là gì? Trang web “đọc vị” mọi thành phần mỹ phẩm?

Bạn không hiểu hết tác dụng của những thành phần trong mỹ phẩm mình sử dụng? Bạn muốn biết sản phẩm này có phù hợp cho da nhạy cảm hoặc dùng cho trẻ em được không? CosDNA chính là một website “mổ xẻ” thành phần của cực kì nhiều sản phẩm làm đẹp mà bạn cần phải biết.

Làm đẹp luôn luôn là vấn đề muôn thuở của chị em chúng mình. Nhưng bạn có chắc chắn rằng, mình đã hoàn toàn hiểu hết về sản phẩm làm đẹp, kể cả sản phẩm chăm sóc da mà mình đang sử dụng chưa?

Các thành phần của mỹ phẩm khá là khó hiểu và không phải ai cũng để tâm đúng mức đến vấn đề này. Nhưng thực ra, có một số sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, kể cả skincare không hề an toàn như chúng mình nghĩ đâu nhé. Vậy làm như thế nào để có thể tự trở thành “bác sĩ da liễu” tại nhà đây?

CosDNA là gì?

CosDNA – “đọc vị” mọi thành phần mỹ phẩm và những điều bạn cần biết
CosDNA – “Bách khoa toàn thư” của giới làm đẹp

Đây có lẽ là một điều mới mẻ đối với đa số chị em. Chúng mình sẽ tự hỏi CosDNA là gì phải không nào?

Vâng, CosDNA là một website dùng để check các thành phần trong một sản phẩm làm đẹp, tác dụng của thành phần và cả độ an toàn của sản phẩm đó nữa.

Trang web này có khá đầy đủ những sản phẩm phổ biến, nhưng đương nhiên vẫn còn một số sản phẩm quá mới, sản phẩm không thông dụng,.v.v thì chưa được cập nhật kịp.

CosDNA như một “bách khoa toàn thư” về mỹ phẩm dành cho chị em vậy.

Từ các hãng lớn và đa dạng từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh đến Mỹ… đều có thể có mặt trên website này. Các sản phẩm mới cũng được update rất thường xuyên lên đây đó nha.

Thông tin từ CosDNA có hợp pháp không?

Theo Michelle – một chuyên gia trong ngành công nghiệp làm đẹp cho hay, CosDNA không hoàn toàn hợp pháp 100%.

Một trong những điều cô ấy không thích CosDNA cũng bởi vì họ không hề trích dẫn nguồn thông tin của mình. Vì vậy, chúng ta không thể biết rằng nguồn thông tin trên đó có hoàn toàn hợp pháp hay không.

Trên website, họ chỉ thông báo rằng đây là thông tin nguồn dữ liệu này là từ các chuyên gia da liễu, học viện và tổ chức quốc tế.

Điều ấy có nghĩa là người sử dụng trang web không thể check được rõ nguồn thông tin rõ ràng là ở đâu.

CosDNA – “đọc vị” mọi thành phần mỹ phẩm và những điều bạn cần biết
Mặc dù rất tiện dụng và dễ sử dụng như vậy nhưng những thông tin từ CosDNA lại không được xác nhận rõ nguồn chi tiết – Ảnh: Internet

CosDNA có liệt kê ra một số nơi họ lấy nguồn, nhưng lại không đi sâu cụ thể, cũng như không nói chi tiết về việc những kết quả ghi nhận được được lấy dữ liệu khi thử trên mẫu vật nào.

Về mặt chuyên môn, 100% nồng độ của thành phần với 10% nồng độ có thể cho ra kết quả rất khác nhau.

Vì vậy, những thông tin trên CosDNA chúng mình có thể xem xét tham khảo và phân tích 1 phần. Cách tốt nhất để biết sản phẩm có chất lượng hay không vẫn là nghiên cứu các review đáng tin cậy hoặc tự mình dùng thử bạn nhé.

Cách sử dụng CosDNA

Sử dụng CosDNA không phức tạp, không quá hàn lâm như bạn nghĩ đâu nhé, ngược lại khá là đơn giản.

Chỉ với vài bước copy/ paste hoặc vài cú click đơn giản là chúng mình có thể tra ra tuốt mọi thành phần của sản phẩm rồi.

Trang web này có cả giao diện cho điện thoại và ngôn ngữ tiếng Anh nữa nên chúng mình không cần lăn tăn gì nhé!

CosDNA – “đọc vị” mọi thành phần mỹ phẩm và những điều bạn cần biết
Giao diện hiển thị của CosDNA trên máy tính

Bước 1: Truy cập vào website http://www.cosdna.com/.

Bước 2: Nhập tên sản phẩm bạn muốn search và Enter.

  • Nếu sản phẩm chưa được update trên CosDNA, bạn có thể copy + paste các thành phần vào mục Analyze Cosmetic -> click vào Analysis.
  • Nếu chỉ còn một vài thành phần trong sản phẩm chưa rõ, vào mục Ingredients -> nhập tên thành phần -> click Send.

Bước 3: Tự làm “chuyên gia da liễu” tại gia và xem bảng phân tích những thành phần của sản phẩm.

Cách đọc bảng phân tích thành phần ở CosDNA

Sau khi làm xong bước 3, chúng mình sẽ thấy một bảng hiện ra với những mục như thế này.

CosDNA – “đọc vị” mọi thành phần mỹ phẩm và những điều bạn cần biết
Bảng phân tích thành phần của sản phẩm MAC Lip Conditioner trên CosDNA – Ảnh: Internet

Sau đó, chúng mình có thể tự đọc bảng phân tích với 5 cột như sau:

  • Ingredients: các thành phần có trong sản phẩm bạn nhập.
  • Function: nhiệm vụ, tác dụng của thành phần đó đối với da chúng mình. Ví dụ: Moisturizer: dưỡng ẩm, Exfoliator: tẩy da chết, Fragrance: chất tạo mùi, v.v.
  • Acne: đánh giá mức độ gây mụn của thành phần. Nếu ở cột này trống tức là thành phần không gây mụn cho da. Mức độ gây mụn thấp nhất là 1 và cao nhất là 5.
  • Irritant: mức độ gây kích ứng cho da của thành phần. Các chỉ số của mức độ này cũng giống như cột Acne.
  • Safety: mức độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng trong một thời gian dài, dựa theo cục an toàn mỹ phẩm. Mức độ của cột Safety được đánh giá theo nấc thang từ 1-9, tương ứng với màu xanh – vàng – đỏ. Màu xanh biểu thị cho mức độ an toàn tốt còn màu đỏ là mức nguy hiểm nhất.
  • Đối với những sản phẩm chống nắng, chúng mình sẽ nhìn thấy thêm một cột UV để biểu thị cho mức độ chống tia UV trong thành phần đó. Hình tròn đen càng nhiều tức là mức độ chống UVA và UVB của sản phẩm càng tốt.
CosDNA – “đọc vị” mọi thành phần mỹ phẩm và những điều bạn cần biết
Cách chính xác nhất để xem xét độ hiệu quả của sản phẩm là tìm những review đáng tin cậy từ những người đã từng sử dụng hoặc tự bản thân trải nghiệm sản phẩm đó – Ảnh: Instagram

Lời kết

Như vậy, thay vì dò từng thành phần, mò mẫm từng bước một như trước đây, giờ đây chúng mình vì mất vài phút để tìm ra bảng thành phần khá đầy đủ chi tiết và sắp xếp khoa học cho những thắc mắc về thành phần, công dụng… của một sản phẩm nào đó.

Tuy mức độ chính xác tuyệt đối chưa được khẳng định, nhưng hẳn đây cũng là công cụ đáng để bạn search nếu đang thắc mắc về những gì định thoa lên mặt đúng không?

Chính điều đó khiến cho CosDNA trở nên rất hữu ích và càng có nhiều người biết đến. Thậm chí, kể cả một số sản phẩm cho trẻ em cũng khiến bạn ngỡ ngàng vì lại có nhiều thành phần gây hại đến vậy chứ không hề lành tính như nhà sản xuất quảng bá.

Diệu Mỹ

- Tên: Bảo Dung - Nickname: Diệu Mỹ - Cung hoàng đạo: Song Ngư - Em là con thuyền nhỏ, chưa vào sóng đã chìm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Hình ảnh / video tối đa: 10 MB.
Bạn được phép chọn: hình ảnh, âm thanh, video.
Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.

Back to top button

Phát hiện Adblock

Vui lòng xem xét hỗ trợ tụi mình bằng cách vô hiệu hóa trình chặn quảng cáo (Adblock) của bạn