Thành phần mỹ phẩmTrang điểm & Mỹ phẩm

AHA – BHA – PHA – LHA là gì? Công dụng nổi bật của 4 loại axit này là gì?

AHA, BHA, PHA, LHA là những thành phần khá phổ biến trong các loại mỹ phẩm được nhiều chị em sử dụng hiện nay. Một số sản phẩm có chứa các loại acid này như kem dưỡng da, toner, tẩy tế bào chết,... Vậy AHA - BHA - PHA - LHA là gì? Công dụng nổi bật của 4 loại acid này như thế nào?

AHA – BHA – PHA – LHA là gì?

AHA-BHA-PHA-LHA là gì?
AHA-BHA-PHA-LHA là gì?

AHA – BHA – PHAs – LHA là những thành phần quen thuộc hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da của phái đẹp. Hãy cùng tìm hiểu những thông cơ bản về các loại axit này nhé.

AHA là gì?

AHA là gì
Bạn có biết AHAs là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào chưa?

AHAs là viết tắt của từ Alpha Hydroxy Acids, là một nhóm các axit có nguồn gốc từ thực vật và động vật như các trái cây, sữa, đường và được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da.

AHA được nhiều chuyên gia da liễu tư vấn sử dụng trong những trường hợp điều trị mụn và ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như: serum, sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng, mặt nạ dưỡng da…

AHA có thể tan trong nước thích hợp sử dụng trên da khô, da đang gặp tình trạng lão hóa, da không đều màu, xỉn màu.

Có bảy loại AHAs thường được sử dụng trong các sản phẩm trong ngành công nghiệp chăm sóc da:

  1. citric acid (từ cam và quýt)
  2. glycolic acid (từ mía)
  3. hydroxycaproic acid (từ sữa ong chúa, mật ong)
  4. hydroxycaprylic acid (từ động vật)
  5. lactic acid (từ đường sữa hoặc carbohydrate khác)
  6. malic acid (từ lê và táo)
  7. tartaric acid (từ nho)

Những nghiên cứu về việc sử dụng hiệu quả của AHA là rất nhiều.

Tuy nhiên, trong số tất cả các loại AHA bên trên, thì glycolic acid và lactic acid là 2 loại có đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận và được nghiên cứu kỹ lưỡng. Hai loại AHA này cũng ít có khả năng gây ra kích ứng. Bởi vì điều này, nên hầu hết các loại AHA không kê đơn (over-the-counter – OTC) đều là glycolic acid hoặc lactic acid.

Cơ chế hoạt động của AHA

Cơ chế hoạt động của AHA
Cơ chế hoạt động của AHA khi thẩm thấu sâu vào bên trong làn da của người dùng – Ảnh: Internet

AHA là thành phần được sử dụng rất phổ biến trong liệu trình trị mụn, dưỡng da với khả năng tái tạo lớp tế bào da tầng trên cùng hiệu quả.

AHA có thể giúp loại bỏ đi hoàn toàn những lớp tế bào sừng, tế bào chết ở tầng trên biểu bì nhờ cách thức can thiệp ion ở giữa tế bào. Chính tác động này đã làm các tế bào thô, xỉn màu trên bề mặt làn da bị bong ra hoàn toàn.

Hiện nay, Glycolic Acid được biết đến là một dạng AHA phổ biến trên thị trường mỹ phẩm hiện nay với rất nhiều sản phẩm tẩy da chết hóa học được chị em yêu thích.

Công dụng của AHA

Công dụng của AHA
AHA khi sử dụng ở nồng độ 5 – 10% có thể ngăn ngừa và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa sớm – Ảnh: Internet

Làn da sẽ trở nên trắng sáng, mịn màng và được cung cấp độ ẩm cần thiết sau một thời gian sử dụng AHA.

Nhờ sự hỗ trợ của các nhóm acid này mà các tế bào da có thể tăng khả năng hấp thụ nước nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều, các lớp da chết được loại bỏ hoàn toàn.

Chính vì vậy, AHA 2 – 5% được xem là một giải pháp hiệu quả trong quá trình điều trị da khô, nứt nẻ và mụn.

AHA khi sử dụng ở nồng độ 5 – 10% có thể ngăn ngừa và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa sớm Nếu bạn sử dụng acid này với liều cao có thể giúp thúc đẩy collagen được tổng hợp mang đến một làn da khỏe mạnh, săn chắc.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, AHA có thể ảnh hưởng tới Tyrosinase làm giảm nồng độ của hormone này nhờ đó sự hình thành sắc tố melanin giảm đi đáng kể. Do đó có hiệu quả với các làn da đang gặp vấn đề về nám, tàn nhang hay các đốm nâu trên da.

Những lưu ý cần hiểu rõ khi sử dụng AHA

Trong thời gian sử dụng AHA bạn cần nắm một vài chú ý như:

  • Da trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng một thời gian ngắn da sẽ có dấu hiệu đỏ ửng và kích ứng mạnh.
  • Mức độ nhạy cảm của da có thể gia tăng đáng kể tới 50% nếu không kết hợp cùng kem chống nắng hay trang phục che chắn thì da rất dễ sẫm màu.
  • Nồng độ AHA được khuyến cáo an toàn với làn da của người sử dụng phải đảm bảo dưới mức 10%.

BHA là gì?

BHA là gì
Bạn đã hiểu rõ về các nhóm axit BHA này chưa?

BHA là tên gọi viết tắt của từ β-Hydroxy Acids (Axit Beta Hydroxy). Đây là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức axit cacboxylic và nhóm chức hydroxy được phân tách bằng hai nguyên tử carbon. Do BHA là một axit gốc dầu, được chiếc xuất từ vỏ cây willow bark (vỏ cây liễu) nên BHA tan trong dầu chất béo và không tan trong nước.

BHA bao gồm các loại axit sau:

  • Salicylic acid: có nguồn gốc từ vỏ cây Willow Bark(vỏ cây liễu).
  • Citric acid: có nguồn gốc từ một số loại trái cây có múi ví dụ như chanh, cam, bưởi. Nó có thể là AHA hoặc BHA tùy thuộc vào công thức của nó

Nên sử dụng kem chống nắng khi sử dụng bất kỳ loại axit nào ở trên. Tẩy tế bào chết có thể làm cho da mỏng hơn và nhạy cảm, vì vậy chỉ số SPF phổ rộng sẽ giúp bảo vệ da. BHA còn được biết đến với một tên gọi khác là Salicylic Acid.

Một số sản phẩm có chứa thành phần BHA bao gồm sữa rửa mặt, kem dưỡng da, toner, sản phẩm tẩy tế bào chết,…

Cơ chế hoạt động của BHA

Cơ chế hoạt động của BHA
Cơ chế hoạt động của BHA khi tác động lên làn da của bạn phù hợp với da dầu, da nhạy cảm – Ảnh: Internet

BHA với tính chất tan trong dầu đặc biệt phù hợp với các bạn sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông kích thước lớn, nhiều mụn bọc, đầu đen, da nhạy cảm,…

Thành phần BHA dễ dàng thấm sâu vào da loại bỏ hoàn toàn bã nhờn, kiểm soát lượng dầu tiết ra tốt nhất.

Những lưu ý cần nắm khi dùng BHA

Khi chọn các sản phẩm có thành phần BHA, bạn nên lựa chọn các dạng như cream, gel hay lotion để mang đến chất lượng tốt nhất.

Nồng độ BHA 1% cùng độ pH 3 – 4 được xem là lý tưởng nhất với mọi loại da.

Công dụng của BHA

BHA có khả năng kháng viêm cải thiện tình trạng mụn một cách rõ rệt sau một thời gian sử dụng.

Thành phần BHA có thể tẩy da chết mà không lo ngại vấn đề sạm đen, thâm mụn sau khi điều trị. Công dụng của loại acid này được phát huy rõ rệt nhất trong khoảng 3 – 6 tuần sử dụng.

Công dụng của BHA
BHA tẩy da chết mà không lo ngại da bị sạm đen, không đều màu – Ảnh: Internet

BHA tẩy da chết mà không lo ngại da bị sạm đen, không đều màu

Tình trạng nếp nhăn được đẩy lùi hiệu quả, độ nhám, sần sùi được cải thiện. Ngoài ra, BHA còn giúp giảm tối đa hội chứng rối loạn sắc tố là nguyên nhân làm màu da không đều.

PHA là gì?

PHA là từ viết tắt của hợp chất Polyhydroxy Acid được xem là một thế hệ acid thứ 3 có công dụng tương tự như BHA, AHA nhưng thành phần khá lành tính.

Nguồn gốc của PHA bắt nguồn từ AHA và dạng Gluconolactone được sử dụng nhiều nhất trong các dòng mỹ phẩm.

PHA là gì?
Công thức phân tử của hợp chất Polyhydroxy Acid đóng vai trò như một thế hệ acid thứ 3 tương đồng với AHA, BHA – Ảnh: Internet

Cơ chế hoạt động của PHA

Cách hoạt động của PHA chủ yếu dựa vào cơ chế lột mang đến hiệu quả không tốt như AHA nhưng lại giảm khả năng gây kích ứng da. Điều này có thể giải thích thông qua kích thước phân tử của PHA lớn hơn nên rất khó để thẩm thấu sâu vào bề mặt da.

Những lưu ý cần nắm khi sử dụng PHA

Sau khi thoa các sản phẩm có chứa thành phần PHA lên da, bạn nên chờ trong một thời gian để axit này thẩm thấu và phát huy công hiệu trên da trước khi rửa hay sử dụng những mỹ phẩm khác.

Vào mỗi buổi sáng, hãy bôi kem chống nắng đầy đủ trước khi đi làm, đi chơi để bảo vệ làn da trước tác động của ánh sáng mặt trời nhé.

Những lưu ý cần nắm khi sử dụng PHA
Thoa kem chống nắng đầy đủ trong suốt thời gian sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần PHA – Ảnh: Internet

Công dụng của PHA

PHA có khả năng cải thiện tình trạng da hiệu quả mang đến cho người dùng làn da trắng sáng, mịn màng và các tế bào sắc tố đen được hạn chế tối đa.

Axit này được xem như một axit tự nhiên nhiên với tác dụng hút ẩm tốt như Hyaluronic Acid đảm bảo làn da luôn được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.

Y học đã chứng minh hiệu quả của PHA trong các trường hợp viêm nhiễm với thành phần 5% Benzoyl Peroxide mà không gây kích ứng da. Do đó, axit này là một trong những hợp chất được bác sĩ da liễu khuyên dùng khi điều trị các loại mụn viêm, mụn bọc,…

PHA được nhiều bác sĩ khuyên dùng trong liệu trình điều trị mụn
PHA được nhiều bác sĩ khuyên dùng trong liệu trình điều trị mụn – Ảnh: Internet

Một số PHA như Galactose có tác dụng tổng hợp Collagen giúp làn da nhanh chóng phục hồi hoàn toàn những tổn thương đang có.

Trong thành phần của PHA có chứa Lactobionic Acid với xuất xứ từ đường Lactose tìm thấy trong sữa bò cùng Gluconic Acid được xem là những chất có khả năng chống oxy hóa tự nhiên diễn ra trong tế bào.

LHA là gì?

Bạn có biết LHA là gì không?
Bạn có biết LHA là gì không?

LHA là tên gọi viết tắt của hợp chất beta – Lipo Hydroxy Acid nằm trong nhóm Carboxylic Acids với công thức bao gồm một nhóm Hydroxyl kết hợp với một nhóm Carboxyl được gắn bởi nhân Benzen.

LHABHA được xem là 2 loại axit có thành phần tương đương nhưng khác biệt cấu trúc phân tử. LHA có khả năng tan trong dầu rất tốt nhờ đó thẩm thấu sâu vào da và không gây kích ứng.

Cấu trúc phân tử của LHA
Cấu trúc phân tử của LHA có phần tương đồng với BHA chỉ khác ở cách sắp xếp các mạch phân tử

Cơ chế hoạt động của LHA

LHA có cách thức hoạt động rất đơn giản thông qua 2 cơ chế chính là thẩm thấu vào da đào thải những tế bào chết và đẩy nhân mụn, dầu dư thừa ra khỏi các lỗ chân lông, kèm theo đó là quá trình làm lỏng đi bã nhờn, kiểm soát lượng dầu tiết ra.

Axit này đặc biệt thích hợp với những bạn sở hữu làn da dầu mụn.

Những lưu ý khi sử dụng LHA

Trong quá trình dùng các sản phẩm có chứa thành phần LHA bạn nên thoa kem chống nắng đầy đủ để tránh gây tình trạng sẫm da, không đều màu.

LHA hoạt động ổn định và đạt hiệu quả tốt nhất ở nồng độ pH 5.5

Công dụng của LHA

LHA là thành phần nằm trong nhóm Salicylic Acid có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Những tác nhân sinh mụn được giảm trừ rõ rệt sau một thời gian sử dụng.

Axit này đóng vai trò như một hợp chất trị thương, tái tạo và rút ngắn thời gian hình thành lớp biểu bì da mới. Nhờ đó, những vết thâm mụn cũng hồi phục nhanh chóng hơn. Làm sạch và giảm kích thước các lỗ chân lông hiệu quả mang đến một làn da mịn màng, sạch mụn.

Công dụng của LHA
LHA có vai trò làm sạch và giảm kích thước lỗ chân lông một cách hiệu quả – Ảnh: Internet

Một công dụng nổi bật khác của LHA chính là khả năng chống lão hóa mạnh mẽ. Tác dụng này xuất phát từ nhóm retinoids tăng khả năng sinh tế bào biểu bì và kích thích cơ thể sản sinh Collagen ngăn chặn quá trình lão hóa sớm.

Gợi ý các sản phẩm có chứa LHA được đánh giá cao

Garnier Skin Active Clearly Brighter Dark Spot Corrector

Garnier Skin Active Clearly Brighter Dark Spot Corrector - Ảnh: Instagram
Garnier Skin Active Clearly Brighter Dark Spot Corrector – Ảnh: Instagram

Bạn đang tìm kiếm một tuýp kem trị thâm mụn có thể thẩm thấu vào da nhanh chóng và không để lại cảm giác nhờn rít? Vậy thì Garnier Skin Active Clearly Brighter Dark Spot Corrector sẽ là gợi ý dành cho bạn.

Với phần lớn thành phần đến từ LHA, tuýp kem trị thâm bé xinh này sẽ thúc đẩy làn da được tái tạo, các tế bào cũ, đã già cỗi bị loại bỏ để dành chỗ cho những tế bào mới. Từ đó, những vết thâm mụn cũng được giảm bớt triệt để.

Giá: 400 nghìn đồng/ 10ml.

Vichy Normaderm Anti-Aging

Vichy Normaderm Anti-Aging - Ảnh: Internet
Vichy Normaderm Anti-Aging – Ảnh: Internet

Vichy Normaderm Anti-Aging là loại kem dưỡng dành cho kiểu da thiên dầu và hỗn hợp thiên dầu. Với những thành phần nổi trội như AHA và LHA, vitamin C, loại kem dưỡng này hoạt động tốt trong việc “níu kéo” thanh xuân cho làn da, đẩy lùi những dấu hiệu lão hóa.

Giá: 580 nghìn đồng/ 50ml.

SkinCeuticals LHA Cleansing Gel

SkinCeuticals LHA Cleansing Gel - Ảnh: Instagram
SkinCeuticals LHA Cleansing Gel – Ảnh: Instagram

Tiên phong trong việc đưa LHA vào sản phẩm dưỡng da hiện tại có thể kể đến thương hiệu SkinCeuticals. Trong đó, dòng sữa rửa mặt tích hợp thêm LHA của thương hiệu này đang là best-seller được phái đẹp “săn lùng” dữ dội.

Bên cạnh LHA, SkinCeuticals LHA Cleansing Gel còn chứa thêm AHA và BHA, đảm bảo khả năng giảm mụn đến triệt để dành riêng cho những cô nàng đang phải đối mặt với vấn đề này. Mặt khác, vì là sữa rửa mặt nên bạn có thể dễ dàng sử dụng loại sữa rửa mặt này cùng một số sản phẩm khác trong skincare routine.

Giá: 940 nghìn đồng/ 240ml.

La Roche-Posay Effaclar Duo

La Roche-Posay Effaclar Duo - Ảnh: Internet
La Roche-Posay Effaclar Duo – Ảnh: Internet

LHA có lẽ sẽ trở thành xu hướng làm đẹp 2019, nhưng La Roche-Posay Effaclar Duo thì đã được phái đẹp yêu thích từ khá lâu trước đây nhờ công dụng trị mụn thuộc hàng “thần thánh”.

Chứa một lượng lớn LHA trong thành phần nên hiển nhiên La Roche-Posay Effaclar Duo dễ dàng ra tay “trị” được lũ mụn cứng đầu trên da. Bên cạnh đó, vì LHA còn có khả năng kích thích tái tạo collagen nên các nốt mụn khi lặn sẽ không để lại vết thâm quá lâu hay quá rõ ràng.

Mặt khác, La Roche-Posay Effaclar Duo còn được công nhận có khả năng làm giảm thiểu mụn đầu đen khá ổn. Bấy nhiêu đó hiệu quả đã đủ để bạn “phải lòng” sản phẩm LHA này chưa?

Giá: 430 nghìn đồng/  40ml.

Lời kết

AHA – BHA – PHA – LHA là những thành phần mang đến công dụng chăm sóc da và điều trị mụn hiệu quả.

Chị em dễ dàng tìm thấy những loại axit này trong nhiều mỹ phẩm như sản phẩm dưỡng da, toner, tẩy tế bào chết,…

Hy vọng bài viết đã giúp đọc giả hiểu rõ “AHA – BHA – PHA – LHA là gì? Công dụng của 4 loại axit này.” Hãy để lại bình luận hay thắc mắc ngay với VeryGirlie để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhiều thông tin hơn nữa về các loại axit này nhé.

Tham khảo
aha-wikibha-wikivictoriahealthlaroche

VeryGirlie

- Nickname: VG - Cung hoàng đạo: Bạch Dương 🐑 - Yêu màu xanh lá cây ☘️ - Sở thích: Thích du lịch, thích ăn uống, viết blog - reivew, luôn lạc quan tự tin, bạn cần hỗ trợ liên quan tới VG, đừng ngần ngại cứ liên lạc qua email: support@verygirlie.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Hình ảnh / video tối đa: 10 MB.
Bạn được phép chọn: hình ảnh, âm thanh, video.
Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.

Back to top button

Phát hiện Adblock

Vui lòng xem xét hỗ trợ tụi mình bằng cách vô hiệu hóa trình chặn quảng cáo (Adblock) của bạn