Chăm sóc daKhỏe & Đẹp

SPF là gì? PA là gì? Ý nghĩa các chỉ số trên nhãn kem chống nắng

Kem chống nắng rất quan trọng trong cách bảo vệ làn da chúng ta khỏi những tia UV gây hại có trong ánh nắng mặt trời. Vậy vì sao kem chống nắng lại có thể bảo vệ làn da của chúng ta dưới ánh nắng mặt trời? Để hiểu rõ hơn về kem chống nắng mời bạn cùng VeryGirlie tìm hiểu ngay liền nhé

SPF (Sun Protection Factor) là gì?

SPF 30 có khả năng chặn được 96% các tia UV có hại, SPF 50 ngăn được 97-98%
SPF 30 có khả năng chặn được 96% các tia UV có hại, SPF 50 ngăn được 97-98% – Ảnh: Internet

SPF là chỉ số đo khả năng chống tia UVB, với các thang phổ biến từ 15, 20, 30, 50, 60, thậm chí đến 100.

Chỉ số SPF càng cao thì chứng tỏ rằng thời gian chống tia UVB càng lâu, ngăn ngừa hiệu quả việc da khỏi bị đỏ, bỏng rát do tiếp xúc với ánh nắng lâu. Tuy nhiên, việc sử dụng SPF đến mức 100 là điều không cần thiết.

>> Xem thêm: Tia UV là gì?

Tại sao chỉ số SPF đến mức 100 lại không cần thiết?

Chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, thì 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút.

Vậy điều trên đồng nghĩa với việc kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong vòng 150 phút, SPF 50 là 500 phút (8 tiếng), vậy SPF 100 sẽ là 16 tiếng? Không phải nhé, con số chỉ dừng lại ở mức 50+ thôi. Vì sao ư?

Bởi vì đây là định mức cao nhất mà Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – Food & Drug Administration) đưa ra cho việc ghi chỉ số SPF trên kem chống nắng.

Thêm một lý do nữa vì

  • SPF 15 đã giúp bạn chặn lại 93% tia UVB chiếu đến da
  • SPF 30 chặn 97% tia UVB chiếu đến da
  • SPF 50 chặn 98% tia UVB chiếu đến da

Vậy thì không lý gì mà ta phải chi trả tiền cho những sản phẩm có SPF lớn hơn 50? Nên 1 lời khuyên chân thành là hãy chọn cho mình một sản phẩm có SPF trong khoảng 30-50+ bạn nhé!

Cách chọn kem chống nắng theo chỉ số SPF cho từng sắc tố da

Dưới đây là bảng so sánh chỉ số SPF cho từng loại da với thời gian sử dụng, giúp bạn gái có thể hiểu được nên sử dụng chỉ số kem chống nắng là bao nhiêu thì phù hợp với làn da của mình nhé.

Bảng so sánh chỉ số SPF cho từng loại da
Đây là bảng so sánh chỉ số SPF cho từng loại da – Ảnh: Internet

Để giải thích bảng trên một chút sẽ giúp các bạn dễ đọc và hình dung hơn nhé, ví dụ:

  • Nếu da của bạn thuộc da sáng ra ngoài đường có nắng tầm khoảng
    • 1 tiếng thì sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 0-10
    • 2 – 4 tiếng thì sử dụng chỉ số SPF  từ 30
    • 5 tiếng thì sử dụng chỉ số SPF từ 40
  • Nếu da của bạn thuộc da trung bình ra ngoài đường có nắng tầm khoảng
    • 1 tiếng thì sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 0-10
    • 2 – 3 tiếng thì sử dụng chỉ số SPF  từ 20
    • 4 – 5 tiếng thì sử dụng chỉ số SPF từ 30

Và tương tự áp dụng lên từng loại màu da khác.

PA (Protection Grade of UVA) là gì?

Tác động của tia UVA và tia UVB lên da
Tác động của tia UVA và tia UVB lên da – Ảnh: Internet

PA là chỉ số đo khả năng lọc tia UVA. Do tia UVA có bước sóng dài có thể đi xuyên qua bề mặt da (thượng bì), tác động tới lớp hạ bì làm cho da chúng ta mất độ đàn hồi, bị rám, nhăn, gây lão hóa sớm thì ngoài việc chỉ số SPF bảo vệ da khỏi tia UVB. PA được chia ra làm 4 cấp độ

  • PA+: Có khả năng lọc tia UVA 40-50%
  • PA++: Có khả năng lọc tia UVA 60-70% – Tương đối tốt
  • PA+++: Có khả năng lọc tia UVA 90% – Tốt
  • PA++++: Có khả năng lọc UVA 95-98% – Rất tốt

Ngoài ra có một số sản phẩm kem chống nắng không ghi rõ chỉ số PA mà có ghi UVA – UVB, UVA/UVB hoặc UVA1, UVA2.

Ví dụ: SPF 60 – 12 thì điều này nghĩa là kem chống nắng có thể bảo vệ da dưới tia UVB với chỉ số SPF 60 khoảng 10 tiếng và với tia UVA là 12 tiếng.

Có rất nhiều sản phẩm chống nắng từ Mỹ hay một vài quốc gia Châu Âu, không cung cấp chỉ số PA hay nhãn thông tin “UVA protect”. Nhưng đừng lo lắng nhé, hãy để ý đến chỉ số kèm theo tên sản phẩm hoặc nhãn hiệu có bao gồm dòng chữ Broad spectrum hoặc Full spectrum, cả 2 nghĩa là “quang phổ rộng”, được FDA (United States Food and Drug Administration) công nhận (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) là có khả năng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVAUVB.

PPD (Persistent Pigment Darkening) là gì?

PPD viết tắt của từ “Persistent Pigment Darkening” là chỉ số đo khả năng chịu đựng trước tia UVA chống lại tác động làm rám, sạm da hay làm tối sắc tố da (Pigment Darkening). Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng.

PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật, nhưng lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu.

Cách tính của PPD tương tự như SPF. Đây là bảng mô tả chỉ số của PPD:

Chỉ số PPD dưới tia UVA
Chỉ số PPD dưới tia UVA – Ảnh: parisdenaturalbeauty

 

Vậy để lựa chọn một loại kem chống nắng tốt cho mình bạn cần phải lưu ý những điều gì? Và nên chọn dòng kem chống nắng nào phù hợp với làn da của mình nhất hãy cùng tham khảo ngay bài viết

Top 15 kem chống nắng tốt nhất hiện nay

Tham khảo
wiki

VeryGirlie

- Nickname: VG - Cung hoàng đạo: Bạch Dương 🐑 - Yêu màu xanh lá cây ☘️ - Sở thích: Thích du lịch, thích ăn uống, viết blog - reivew, luôn lạc quan tự tin, bạn cần hỗ trợ liên quan tới VG, đừng ngần ngại cứ liên lạc qua email: support@verygirlie.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Hình ảnh / video tối đa: 10 MB.
Bạn được phép chọn: hình ảnh, âm thanh, video.
Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.

Back to top button

Phát hiện Adblock

Vui lòng xem xét hỗ trợ tụi mình bằng cách vô hiệu hóa trình chặn quảng cáo (Adblock) của bạn